MUA BÁN RAO VẶT

Monday, May 6, 2024

Lấy vàng cưới đi bán mới phát hiện vàng giả, chồng chỉ thẳng mặt đuổi vợ ra khỏi nhà, tôi oan thấu trời mà không

Mấy năm nay, bố mẹ tôi làm ăn khó khăn, tiền làm ra không đủ để trả nợ nên ngày cưới con gái chỉ có thể cho 2 chỉ vàng làm của hồi môn. Còn nhà nội có điều kiện hơn nên trao tặng 1,5 cây vàng.

Cưới xong, bạn bè tôi nhắn tin rất nhiều, tấm tắc khen tôi tốt số, được mẹ chồng tặng nhiều của để dành. 

Tôi rất hạnh phúc khi được gia đình chồng cho nhiều vàng cưới đến vậy.

Sau khi cưới, tôi cất luôn vàng vào tủ, rồi bận rộn công việc nên cũng chẳng ngó ngàng gì nữa. 1 tháng sau cưới, giá vàng tăng vùn vụt, vợ chồng tôi mừng rỡ chờ giá tăng thêm chút nữa rồi sẽ bán và lấy tiền gửi ngân hàng kiếm chút lãi.

Thế nhưng đợi mãi chẳng thấy giá tăng mà còn giảm liên tiếp. Chủ nhật vừa rồi, chồng tôi không chờ nổi nữa, sợ để lâu giá còn giảm nữa, như thế sẽ mất đi cơ hội. Vì vậy, chúng tôi quyết định mang vàng đi bán.

Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ được cầm vàng trong tay nhưng cũng hiểu vàng phải ghi ký hiệu của cửa hàng thì mới có giá trị. Với lại mua ở đâu bán ở đó mới được giá. Tôi lấy vàng của mẹ chồng trao cho để tìm cửa hàng mà bà từng mua nhưng chỉ là những chiếc nhẫn trơn không ghi bất kỳ ký hiệu gì.

Lấy vàng cưới đi bán mới phát hiện vàng giả, chồng chỉ thẳng mặt đuổi vợ ra khỏi nhà, tôi oan thấu trời mà không- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thấy vậy, tôi đưa nhẫn cho chồng xem và thắc mắc:

“Sao vàng mẹ trao chẳng có ký hiệu gì cả thế này anh nhỉ? Có khi nào là vàng giả không?”.

Chồng quắc mắt lên mắng vợ:

“Mẹ anh không bao giờ làm trò dối trá lừa lọc thế. Hay em lấy vàng thật đi bán trả nợ cho bố mẹ đẻ và mua vàng giả về bỏ vào tủ? Hãy nói thật đi, em đã làm gì với số vàng của bố mẹ anh trao tặng?”.

Tôi choáng váng khi nghe những lời chồng nói. Tại sao anh lại nghi ngờ vợ trộm cắp vàng cưới chứ. Sau khi bình tĩnh lại, tôi thề với chồng là kể từ lúc cưới đến nay chưa hề động vào số vàng ấy. Tôi khẳng định đây đúng là số vàng mẹ chồng trao. Nếu anh không tin thì 2 chúng tôi sẽ mang vàng tới hỏi mẹ để đối chất.

Nhưng chồng không nghe, anh nói làm như vậy khác gì hạ nhục danh dự, nhân phẩm của mẹ anh. Anh nói nếu là vàng giả thì tôi phải “nôn” 1,5 cây vàng thật ra trả lại cho anh, không thì cút khỏi nhà.

Giá như sau hôm cưới, tôi và chồng cùng ngồi lại kiểm đếm vàng cưới thì đâu xảy ra chuyện này. 

Bây giờ thì tình ngay lý gian. Tôi không biết phải chứng minh bản thân vô tội thế nào nữa? 

Nguồn: Sưu tầm

Trekking núi Phú Sĩ, ngắm mặt trời mọc lên từ biển mây

Du khách chụp cảnh bình minh trên đỉnh núi Phú Sĩ - Ảnh: NhatbanAZ

Du khách chụp cảnh bình minh trên đỉnh núi Phú Sĩ – Ảnh: NhatbanAZ

Có bốn tuyến đường lên núi với độ khó từ thấp đến cao lần lượt là Yoshida, Fujinomiya, Subashiri và Gotemba.

Khoảng 70% người leo núi chọn lộ trình Yoshida. Mặc dù Yoshida được mô tả là tuyến dễ đi nhất, do có nhiều trạm dừng chân, đường đi cũng ít khó khăn hơn so với 3 tuyến còn lại nhưng vẫn đòi hỏi người chinh phục phải có sức khỏe tốt, thường xuyên hoạt động thể thao hàng ngày.

Một số đoạn của tuyến đi này không có đường đi mà phải leo trèo qua các đoạn đường đá núi lửa.

Anh Anh Hồ Văn Hùng, 43 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tour Nhật Bản, người từng chinh phục đỉnh núi Phú Sĩ 3 lần, cho biết với tuyến này, người có tốc độ trung bình sẽ mất khoảng 9,5 tiếng đi lên núi và khoảng 4,5 tiếng để xuống núi.

Những người có sức khỏe và kinh nghiệm leo núi thường sẽ đi nhanh hơn. Ba tuyến còn lại yêu cầu người leo núi bắt buộc phải có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm leo núi.

Du khách Việt với lá cờ tổ quốc trên đỉnh núi Phú Sĩ - Ảnh: NhatbanAZ

Du khách Việt với lá cờ tổ quốc trên đỉnh núi Phú Sĩ – Ảnh: NhatbanAZ

Vẻ đẹp lộng lẫy khi ánh bình minh ló dạng ở độ cao 3.776m

Anh Hùng cho biết, dù từng trekking tuyến Yoshida đến 3 lần nhưng nếu có cơ hội, anh vẫn chắc chắn leo tiếp. Anh kể, sau khi được xe đưa lên Trạm 5 ở độ cao 2.305m, anh và các đồng đội ăn trưa, thuê đồ leo núi. Khoảng trưa thì bắt đầu hành trình trekking.

Lúc này các đoạn đường đi khá mát mẻ. Đoạn đầu tiên đơn giản, sau đó băng qua một cánh rừng sẽ mở ra một khung cảnh rộng lớn.

Đó cũng là tiến vào con đường đầy sỏi và đá nhỏ. Qua Trạm 6 thì không còn sự xuất hiện của cây cối, địa hình hoang vu. Con đường lên Trạm 7 ngoằn ngoèo nhưng không quá khó. Từ Trạm 7 thì đường đi nhiều đá, dốc và độ khó sẽ tăng lên.

Khoảng 18h, anh Hùng đặt chân lên Trạm 8. Đây là điểm dừng chân ăn uống, nghỉ ngơi. Đến gần nửa đêm mọi người cùng nhau dậy để tiếp tục chinh phục đoạn đường còn lại.

Khi nhìn thấy cổng Torri với hai bức tượng komainu (chó sư tử giám hộ) là đã nhìn thấy đỉnh núi. Chỉ cần bước qua cánh cổng nhỏ này là chính thức đặt chân lên độ cao 3.776m huyền thoại.

Sau khi khách chọn một chỗ ngồi thoải mái, khoảng hơn 4h sáng, những ánh sáng đầu tiên bắt đầu ló dạng. Tất cả mọi người đều yên lặng tận hưởng khoảnh khắc mặt trời từ từ nhô lên từ biển mây bên dưới.

Hành trình trên đôi chân

Anh Hùng chia sẻ: “Núi Phú Sĩ không xây dựng cáp treo nên cách duy nhất lên đỉnh núi là sử dụng chính đôi chân của mình. Cả hành trình leo núi vất vả nhưng khoảnh khắc nhìn thấy mặt trời là mình có thể quên hết. Đó là bình minh đẹp nhất mà tôi từng được chiêm ngưỡng”.

Trên đỉnh núi có một nơi duy nhất bán mì. Lên đến đây ai cũng đợi để thưởng thức tô mì trong khung cảnh bao la của mẹ thiên nhiên. Sau đó dành thêm chút thời gian khám phá miệng núi lửa rồi lại bắt đầu hành trình đi xuống.

Lời khuyên nào cho du khách muốn trải nghiệm tour leo núi Phú Sĩ?

Anh Hùng cho rằng những ai muốn trải nghiệm hành trình này phải chuẩn bị thể lực tốt trước khi đi và nên đặt dịch vụ sớm để tránh giá dịch vụ tăng cao, đặc biệt là vé máy bay. Hoặc chọn một đơn vị uy tín để lo toàn bộ các dịch vụ, còn bản thân dành sức khỏe và tâm trí chuẩn bị cho việc leo núi.

Tại Việt Nam, một số công ty du lịch cũng bắt đầu triển khai sản phẩm này với hành trình 4 ngày 3 đêm, trong đó có 2 ngày 1 đêm chinh phục lộ trình Yoshida, khách cũng được ngâm nước nóng onsen trước và sau khi hành trình lên đỉnh núi Phú Sĩ.

Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776m, thu hút hàng trăm nghìn lượt người leo núi đến. Mỗi lộ trình có những đặc điểm riêng, và thời gian leo núi cũng khác nhau. Đối với người mới bắt đầu, các công ty luôn chủ phòng dự phòng khoảng 10-20% thời gian.

Nguồn: Sưu tầm

Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12

Cây phượng trổ bông đỏ rực nằm ở giữa cánh đồng rau muống ở phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM) thu hút nhiều người đến chụp ảnh - Ảnh: MINH HÒA

Cây phượng trổ bông đỏ rực nằm ở giữa cánh đồng rau muống ở phường Thạnh Xuân (quận 12, TP.HCM) thu hút nhiều người đến chụp ảnh – Ảnh: MINH HÒA

Trưa 6-5, anh Vòng Gia Hào (ngụ quận Bình Tân) cùng bạn đạp xe hơn 20km đến con đường ven kênh Vàm Thuật (phường Thạnh Xuân, quận 12) để tìm đến cây phượng cô đơn nằm giữa cánh đồng rau muống xanh mướt.

Anh Hào cùng bạn dựng xe đạp nghỉ chân dưới bóng mát cây phượng đang trổ bông đỏ rực rồi thích thú chụp ảnh. Anh biết thông tin về cây phượng trên qua một số anh em đạp xe khác. “Mình thấy cây phượng đẹp và lạ bởi vì cây phượng nằm giữa đồng. Trong thành phố thì không có không gian như vậy” – anh Hào nói.

Giữa trưa cùng ngày, chị Trần Thị Như Thùy (sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đến cây phượng trên để chụp ảnh. “Tụi mình đã đi khoảng một tiếng rưỡi để đến đây chụp những tấm hình tuyệt đẹp. Mình thấy cây phượng này rất đặc biệt, bởi giữa cánh đồng xanh tươi như thế này lại có một cây phượng to, bông màu đỏ rất rực rỡ. Mình thấy rất thích thú khi chụp những tấm ảnh ở đây” – chị Như Thùy nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Võ Thị Bích Truyền cho biết gia đình bà thuê đất ở khu vực trên để trồng rau. Cây phượng trên được bà trồng khoảng 8 năm trước, bên cạnh chòi dựng tạm, để lấy bóng mát. Ba năm nay, mỗi khi hè đến, cây phượng trên đều trổ bông đỏ rực.

Cũng theo bà Truyền, nhiều người gọi cây trên là phượng “cô đơn” bởi giữa đồng chỉ có cây này. Vài tuần gần đây, khi cây phượng trên khoe sắc, nhiều người đã đi xe máy, ô tô, xe đạp tìm đến đây để chụp ảnh. 

“Mấy ngày nay, ngày nào cũng có người chụp ảnh với cây phượng, có người mặc áo dài chụp hình bên xe đạp” – bà Truyền nói và cho biết có thể khoảng 10 ngày nữa cây phượng trên bông sẽ tàn.

Anh Vòng Gia Hào cùng bạn đạp xe đến chụp ảnh với cây phượng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Anh Vòng Gia Hào cùng bạn đạp xe đến chụp ảnh với cây phượng – Ảnh: NGỌC KHẢI

Cây phượng đang khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến chụp ảnh, 'check-in' - Ảnh: MINH HÒA

Cây phượng đang khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến chụp ảnh, ‘check-in’ – Ảnh: MINH HÒA

Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 4.
Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 5.

Cây phượng trổ bông đỏ rực giữa cánh đồng rau muống – Ảnh: MINH HÒA

Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 6.
Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 7.

Bà Võ Thị Bích Truyền bên cây phượng mà bà trồng được khoảng 8 năm. Theo bà Truyền, khoảng 3 năm nay, mỗi khi mùa hè đến thì cây phượng trên trổ bông đỏ rực – Ảnh: MINH HÒA

Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 8.
Cây phượng cô đơn khoe sắc giữa cánh đồng ở quận 12- Ảnh 9.

Hoa phượng khoe sắc đỏ rực – Ảnh: MINH HÒA

Nguồn: Sưu tầm

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, Ninh Bình nằm ở cực Nam của Đồng bằng sông Hồng. Địa phương này sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, hùng vĩ nổi tiếng hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 1

Ninh Bình có diện tích khoảng 1.400 km² với dân số hơn 1,1 triệu người, với hàng loạt địa danh mê hoặc du khách như Cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, đầm Vân Long và nhiều địa điểm du lịch tâm linh với nhà thờ Phát Diệm, chùa Bái Đính…

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 2

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 3

Đứng đầu cho các địa điểm du lịch nổi tiếng của mảnh đất cố đô là di sản thiên nhiên Tràng An, đây là khu du lịch nổi tiếng nhất của Ninh Bình hiện nay.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 4

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 5

Tháng 6/2014, Tràng An được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới. Đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với dòng sông thơ mộng uốn lượn xuyên qua hệ thống hang động tự nhiên kỳ bí.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 6

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 7

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 8

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 9

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 10

Trong khi đó, động Am Tiên (còn gọi là Tuyệt Tịnh Cốc) là thắng cảnh được nhiều du khách yêu thích bởi địa hình độc đáo gắn liền với những truyền thuyết huyền thoại. 

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 11

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 12

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 13

Nằm gọn trong thung lũng ngập nước, bao quanh bởi những bức tường núi đá vôi tự nhiên, tương truyền đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng nuôi hổ, xây pháp trường, đồng thời có ngôi chùa thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối đời.

Hàng năm, du khách có thể đến tham quan nơi đây vào mùa xuân (khoảng tháng 1 – 3) khi tiết trời mát mẻ, có nhiều lễ hội và vào mùa hè (tháng 5 – 8) để ngắm những cánh đồng lúa chín vàng hay các đầm sen thơm ngát.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 14

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 15

Ninh Bình sở hữu phong cảnh núi non hùng vĩ cùng những dòng sông nhỏ quanh co, các thung lũng hoang sơ.. Du khách có thể trải nghiệm ba tuyến du lịch bằng thuyền để tham quan các hang động. Tuyến đầu tiên, du khách có thể đi thuyền khám phá 9 hang động, đền Trình – đền Trần – phủ Khống. Tuyến thứ 2 có thể đi qua bốn hang động và đền thánh Cao Sơn – hành cung Vũ Lâm – đền Trần suối Tiên. Tuyến thứ 3 gồm: Ba hang động, đền Trình – đền Trần suối Tiên – hành cung Vũ Lâm. 

Đến thăm Ninh Bình, du khách có thể chinh phục đỉnh Hang Múa với khoảng 500 bậc đá. Đứng trên đỉnh Hang Múa, du khách phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên Ninh Bình tuyệt đẹp với những dòng sông uốn lượn, đồng lúa và núi non hùng vĩ. 

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 16

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 17

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 18

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 19

Về xứ sở cố đô, du khách còn có dịp đến thăm quần thể chùa Bái Đính trải rộng hơn 500 ha, được bao bọc bởi những vòng cung núi đá vôi kỳ vĩ. 

Chùa được chia thành hai khu: Tân tự và Cổ tự. Tại đây, du khách có thể đi bộ tham quan hoặc di chuyển bằng xe điện (giá 30.000 đồng/ người/ lượt). Một số điện mà du khách thường ghé thăm khi tới là chùa Pháp Chủ (gồm có 5 gian, gian giữa đặt tượng Phật Thích Ca cao 10m, nặng 100 tấn), điện Tam Thế… hoặc có thể lên tháp chuông để chiêm ngưỡng Đại hồng chung nặng 36 tấn.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 20

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 21

Trong khi đó, đầm Vân Long có vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí được mệnh danh là “vịnh không sóng”. Du khách đi thuyền ngao du trên đầm sẽ thấy mặt nước phẳng không một gợn sóng. Nước không xanh như nước biển, mà trong vắt, lộ rõ từng lớp rêu phía dưới. Đây còn là nơi sở hữu hai kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam: nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất và có bức tranh tự nhiên lớn nhất.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 22

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 23

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 24

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 25

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 26

Cách đầm Vân Long khoảng 40 km, rừng Quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình là nơi giáp ranh giữa ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Đây là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam, có diện tích khoảng 22.000 ha, thu hút đông đảo du khách với những loại hình du lịch đa dạng, từ du lịch sinh thái, nghiên cứu, đến mạo hiểm…

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 27

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 28

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 29

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 30

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 31

Du khách đến Cúc Phương được khám phá rừng nguyên sinh, các hang động với những hình thù kỳ thú, hang động chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa… và check-in với nhiều loài bướm rực rỡ sắc màu.

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 32

Tại Vườn quốc gia Cúc Phương còn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, có cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi như cây chò ngàn năm, khu bảo tồn động vật…

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 33

Di sản thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình - 34

Ngược dòng lịch sử, du khách đến Ninh Bình về thăm cố đô Hoa Lư từng là kinh thành xưa của Việt Nam từ năm 968 – 1010, trải qua 3 triều đại Đinh – Tiền Lê – Tiền Lý. Đây là một trong bốn vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An được UNESCO công nhận.

Tại đây, du khách thăm đền vua Đinh (Đinh Tiên Hoàng), vua Lê (Lê Đại Hành) và bảo tàng lưu giữ các kỉ vật. Hai ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, xung quanh có hệ sinh thái mát mẻ quanh năm.

Nguồn: Sưu tầm

Giá tour dồn dập giảm sốc sau khi nghỉ lễ 30/4, người mua được hưởng lợi

Xu hướng du lịch hè thay đổi theo biến động thị trường

Kết thúc đợt nghỉ lễ kéo dài 5 ngày dịp 30/4-1/5 lại tiếp nối tới du lịch hè được coi là mùa cao điểm của các hãng lữ hành trên khắp cả nước.

Giá vé máy bay tăng cao làm thay đổi xu hướng du lịch của du khách. Cụ thể, thay vì đặt vé máy bay như trước kia, du khách tự lái xe tới các điểm tham quan gần nơi sinh sống hoặc chuyển hướng đi tàu hỏa, đi xe đường bộ. Bắt kịp xu thế này, nhiều công ty lữ hành cũng có những thay đổi để phù hợp với thị hiếu của khách.

Giá tour dồn dập giảm sốc sau khi nghỉ lễ 30/4, người mua được hưởng lợi - 1
Khách hàng chốt mua tour dịp hè (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Vietravel Hà Nội, nhận định, xu hướng du lịch nội địa đang định hình rõ nét khi kết hợp các loại hình vận chuyển như máy bay, tàu hỏa, ô tô để cấu thành mức giá hợp lý nhất.

Khách Việt thường tập trung tìm kiếm những điểm đến đẹp để chụp check-in, thì nay họ quan tâm nhiều tới trải nghiệm và có những câu chuyện, kỷ niệm thú vị hay kiến thức nhận được sau chuyến đi.

 “Các sản phẩm charter (thuê bao nguyên chuyến) sẽ là xu hướng được lựa chọn nhiều trong mùa hè này bởi các yếu tố khởi hành đúng lịch, tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí tối ưu.

Ngoài ra, khách cũng ưu tiên các điểm đến mới, độc lạ như: Mông Cổ, Nội Mông – Ninh Hạ, Tây Tạng hoặc đi Lệ Giang bằng tàu hỏa ở Trung Quốc hay Kashmir tại Ấn Độ”.

Trong khi đó, vị đại diện của Vietluxtour dự đoán, nhu cầu du khách đợt hè này không quá khác biệt so với kỳ nghỉ lễ 30/4. Thời gian nghỉ hè dài hơn, tour nước ngoài ở phân khúc 8-15 triệu đồng (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) sẽ chiếm lợi thế ở thị phần khách lẻ hoặc khách nhóm gia đình.

Bên cạnh đó, dịch vụ Free & Easy (hình thức du lịch mà du khách chỉ cần đặt trước dịch vụ cơ bản như mua vé di chuyển và khách sạn thay vì mua tour trọn gói) hay những tour nội địa vẫn được nhóm du khách gia đình 1-2 thế hệ lựa chọn cho phù hợp với kỳ nghỉ dưỡng.

“Thị trường tour nội địa đoàn sẽ vẫn áp đảo về lượng khách, khả năng cao tour đoàn từ vài trăm đến nghìn khách sẽ thiên nhiều hơn ở các tuyến di chuyển bằng đường ô tô như đầu ở TP.HCM đến Phan Thiết, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Tuy Hòa, Quy Nhơn hay đầu từ Hà Nội đi Hạ Long, Sầm Sơn, Ninh Bình”, người đại diện của Vietluxtour nhận định.

Giá tour dồn dập giảm sốc sau khi nghỉ lễ 30/4, người mua được hưởng lợi - 2
Lệ Giang là một trong những điểm du lịch hút khách Việt tại Trung Quốc (Ảnh: Time).

Dồn dập kích cầu du lịch, người mua hưởng lợi

Theo khảo sát của phóng viên, vào thời điểm du lịch hè, nhóm tour du lịch biển Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Vũng Tàu hay khám phá miền Bắc luôn có sức hút lớn trên thị trường.

Cũng vào dịp này, nhiều công ty lữ hành bắt tay với các đơn vị cung ứng dịch vụ để tung ra thị trường nhiều gói tour có mức giá ưu đãi, hấp dẫn du khách. Nhờ đó, nếu so sánh với giá tour thời điểm nghỉ lễ 30/4, người mua có thể hưởng lợi từ 20% đến 50%.

Đơn cử như trong 3 ngày khuyến mại hè từ ngày 4-6/5, khách mua tour trực tuyến hoặc trực tiếp tại văn phòng Vietravel Hà Nội đều được hưởng ưu đãi lên tới 9 triệu đồng.

Cụ thể, du khách nếu mua tour trọn gói hoặc combo vé máy bay và phòng khách sạn du lịch biển trong nước Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc chỉ từ 3,49 triệu đồng, tiết kiệm tới 1,7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các tour nước ngoài như Australia, Mỹ hay châu Âu cũng bước vào mùa cao điểm với giá trọn gói chỉ từ 39,9 triệu đồng. So với thời điểm trước khuyến mại du khách “hưởng lợi” khoảng 9 triệu đồng.

Ngoài ra, tour nước ngoài dành cho gia đình như Thái Lan, Singapore, Hongkong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc – Lệ Giang đi bằng tàu hỏa tiết kiệm tới 3 triệu đồng.

Giá tour dồn dập giảm sốc sau khi nghỉ lễ 30/4, người mua được hưởng lợi - 3

Trong đợt cao điểm du lịch hè, nhiều du khách lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa (Ảnh: Hoàng Hạnh Nguyễn).

Tương tự, Saigontourist cũng tung ra chùm tour du lịch trong nước khởi hành từ TPHCM, khách được ưu đãi với mức giảm tới 50%.

Tiêu biểu như tour đồng giá 2,5 triệu đồng tới Đà Lạt khởi hành 7/9 và 5/10 với giá 2,5 triệu đồng; tour đồng giá 1,5 triệu đồng đi Phan Thiết; giảm tới 2 triệu đồng cho nhóm 4 khách với tour ĐàNẵng, Phú Quốc, Tuy Hòa – Quy Nhơn.

Du khách lựa chọn tour nước ngoài cũng có nhiều lựa chọn ưu đãi. Ví dụ hành trình Bắc Âu 12 ngày áp dụng mức giảm 30 triệu đồng có giá trọn gói 149,9 triệu đồng; hành trình Canada 12 ngày giá từ 169,9 triệu đồng; tour Trung Âu 10 ngày từ 99,9 triệu đồng.

Đại diện của Vietluxtour cũng khẳng định cung cấp nhiều tour có mức giá tốt cho du khách vào dịp hè năm nay để kích cầu du lịch.

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 70% lượng khách nội địa và 30% lượng khách du lịch nước ngoài. Dù chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng trên thực tế, doanh thu du lịch trong nước chỉ chiếm 40% so với 60% của doanh thu du lịch nước ngoài”, ông Bảy nhận định.

Lý giải về việc giá tour hạ nhiệt sau dịp lễ 30/4, một công ty lữ hành cho biết họ ôm series vé từ đầu năm nên có mức giá tốt hơn đợt lễ Tết.

“Đây là thời điểm vàng để du khách chớp lấy cơ hội đi du lịch có mức giá ưu đãi hơn hẳn, lại không chịu cảnh chen lấn đông đúc như kỳ nghỉ lễ dài”, đại diện đơn vị lữ hành nói.

Nguồn: Sưu tầm

Sunday, May 5, 2024

Đón gần 13.000 khách trong 4 tháng, Đà Nẵng tung ưu đãi các đoàn du lịch MICE

Theo đó, để tiếp nối thành công Chương trình hỗ trợ khách du lịch MICE đã thu hút 163 đoàn khách với 45.344 lượt khách du lịch MICE nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng năm 2023, trong năm 2024, Sở Du lịch tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE đến Đà Nẵng nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á.

Đón gần 13.000 khách trong 4 tháng, Đà Nẵng tung ưu đãi các đoàn du lịch MICE - Ảnh 1.

Đà Nẵng dành nhiều chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách du lịch MICE đến Đà Nẵng trong năm 2024. Ảnh: D.B

Cụ thể, Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE đến Đà Nẵng năm 2024 áp dụng cho cả đoàn khách MICE nội địa và quốc tế gồm các hoạt động như: Đón tiếp, chào mừng, tặng quà lưu niệm địa phương, hỗ trợ truyền thông và tư vấn tổ chức sự kiện MICE, hỗ trợ đoàn tiền trạm cũng như vinh danh các đơn vị đưa khách đến Đà Nẵng. 

Đặc biệt trong năm 2024, đối với các đoàn từ 500 khách, thành phố sẽ mở rộng nội dung hỗ trợ đoàn tiền trạm, khảo sát tổ chức sự kiện với 1 lần/1 đoàn (1 đoàn không quá 3 người và 3 ngày tại Đà Nẵng).

Quy mô các đoàn khách MICE được hỗ trợ: Từ 50 – 199, 200 – 349, 350- 499 và từ 500 trở lên và nhóm khách đặc biệt do Sở Du lịch xem xét.

Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong 4 tháng đầu năm 2024, thành phố đã chào đón 42 đoàn khách MICE nội địa và quốc tế với hơn 12.600 lượt khách, trong đó: có 13 đoàn nội địa và 29 đoàn quốc tế đến từ các thị trường như: Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, các đoàn đa quốc gia…

Các đoàn MICE có quy mô lớn, nổi bật có thể kể đến như đoàn lễ hội Hiphop – RF Summer Jam 2024 (4400 khách đa quốc gia), đoàn Công Ty TNHH Corteva Agriscience (720 khách), đoàn MICE JAC (650 khách nội địa), đoàn Syngenta FPT (550 khách nội địa), đoàn công ty dược phẩm Anh Quốc (500 khách đa quốc gia), đoàn khách CREDAI Ấn Độ (400 khách), đoàn Pharmaceutical Philippines Inc (370 khách), đoàn khách JK Cement Limited Ấn Độ (256 khách), đoàn Phật học (347 khách nội địa); đoàn khách Hiệp hội tiêu hoá (250 khách nội địa)…

Đón gần 13.000 khách trong 4 tháng, Đà Nẵng tung ưu đãi các đoàn du lịch MICE - Ảnh 2.

Đà Nẵng thu hút 163 đoàn khách với 45.344 lượt khách du lịch MICE nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng năm 2023. Ảnh: D.B

Trong thời gian vừa qua, Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã tăng cường quảng bá du lịch MICE và Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE đến các công ty lữ hành, sự kiện trong nước và quốc tế tại các Hội chợ, sự kiện du lịch như Hội chợ SATTE Ấn Độ, Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh, Hội chợ VITM Hà Nội…

Đại diện Sở Du lịch cũng đã trực tiếp làm việc với Câu lạc bộ MICE Việt Nam, các doanh nghiệp MICE lớn tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để cập nhật về Chương trình xúc tiến thu hút khách MICE đến Đà Nẵng trong năm 2024…

Trung tâm Xúc tiến Du lịch TP Đà Nẵng (đơn vị trực thuộc Sở Du lịch) tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ thông qua đơn đăng ký trực tuyến tại: https://ift.tt/IcVfBzt.

Nguồn: Sưu tầm

Khách Việt du lịch Lào để “chữa lành”, suýt ngất vì thời tiết 46 độ C

Lào được ghi nhận là quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của nắng nóng trong khu vực Đông Nam Á, với nhiệt độ hơn 40 độ C liên tục trong nhiều ngày. Đến Lào vào mùa này được xem là một trải nghiệm đầy thử thách với khách du lịch. 

Anh Minh Trần (quận 1, TPHCM) và nhóm bạn vừa có chuyến hành trình kéo dài 7 ngày tại Lào. Một trong những lý do mà nhóm của anh chọn đến Lào vào thời điểm này là vì đường bay từ TPHCM đến Thủ đô Viêng Chăn vừa được mở thêm, nên di chuyển khá thuận tiện và tiết kiệm thời gian. 

“Nhóm chúng tôi chưa ai từng đi Lào nhưng đã tìm hiểu từ lâu. Trước khi khởi hành, tôi cũng tham khảo nhiều nguồn từ YouTube cho đến TikTok”, anh Minh Trần cho biết. 

Khách Việt du lịch Lào để chữa lành, suýt ngất vì thời tiết 46 độ C - 1

Khách Việt du lịch tại Lào giữa thời tiết 46 độ C (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lịch trình của nhóm anh Minh Trần bắt đầu từ Thủ đô Viêng Chăn, sau đó di chuyển bằng tàu lửa tới Luang Prabang, rồi đến Vang Vieng. 

Lựa chọn đến Lào du lịch vào mùa này, anh Minh Trần cũng phần nào đoán được thời tiết sẽ nóng hơn bình thường, đặc biệt là trong bối cảnh các nước Đông Nam Á bước vào mùa nóng cao điểm. Tuy nhiên, anh không ngờ khi trải nghiệm thực tế lại nóng hơn nhiều so với tưởng tượng.

“Khi đặt chân đến Thủ đô Viêng Chăn và bước ra khỏi sân bay, tôi lập tức bị “sốc nhiệt” với cái nắng gắt ở đây. Khi kiểm tra điện thoại, tôi mới biết thời tiết đang là 46 độ C. Trời nóng hầm hập cả ngày, thật sự rất khó chịu. Ban đêm, nhiệt độ giảm xuống được khoảng 5 độ C (vào khoảng 39 độ C) nhưng vẫn oi bức”, anh cho biết. 

Khách Việt du lịch Lào để chữa lành, suýt ngất vì thời tiết 46 độ C - 2

Du khách chụp ảnh tại một ngôi chợ ở Luang Prabang (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo anh Minh Trần, thời tiết gay gắt ở Lào có thể khiến người đi đường bị hoa mắt, chóng mặt hoặc bỏng da nếu không che chắn kỹ khi di chuyển lâu bên ngoài.

“Người dân địa phương khổ sở vật lộn với cái nắng hơn 40 độ C, còn khách du lịch gần như “trốn” hết trong các quán cà phê có điều hòa. Nắng nóng khiến chuyến đi của chúng tôi có chút mệt mỏi, tuy nhiên tôi không cảm thấy quá bất tiện do đã tìm hiểu trước. Cả nhóm trên tinh thần “chấp nhận” thực tế, tận hưởng mọi thứ”, anh Minh Trần chia sẻ.

Du khách cho biết, Thủ đô Viêng Chăn là nơi nóng nhất trong các điểm anh ghé qua, có lúc lên đến 46 độ C. Vì thời tiết quá oi bức nên nhóm của anh chỉ ở lại 1  ngày rồi di chuyển sang nơi khác.

Khi nhóm đến Vang Vieng, nhiệt độ vào khoảng 42 độ C. Đây  là nơi có nhiều hang động, hồ nước nhỏ và các dịch vụ vui chơi như chèo kayak, zipline, tắm sông…

Anh Minh Trần cho biết, Luang Prabang là nơi có khí hậu dịu nhẹ hơn so với hai điểm còn lại, nhiệt độ ở đây khoảng 39 độ C vào ban ngày và 34-35 độ C khi  về đêm. Điểm đặc trưng của thành phố này là những ngôi nhà nhỏ một tầng, có trồng nhiều cây xanh nên tạo cảm giác dịu mát. 

Khách Việt du lịch Lào để chữa lành, suýt ngất vì thời tiết 46 độ C - 3

Người dân che chắn kỹ càng khi di chuyển ngoài đường (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo anh Minh Trần, trước khi đến Lào, các thành viên trong nhóm đều trang bị kỹ lưỡng các dụng cụ để tránh nắng, từ quần áo, nón đến kính râm. Đặc biệt, cả nhóm liên tục bôi kem chống nắng trong suốt hành trình để bảo vệ da. 

“Vì nhiệt độ ngoài trời khắc nghiệt nên chúng tôi luôn chủ động bảo vệ sức khỏe và tinh thần để không ảnh hưởng đến hành trình của mình. Khi ra ngoài, chúng tôi còn sử dụng thêm các loại nước bạc hà để xịt lên quần áo, tạo cảm giác dịu nhẹ, mát mẻ hơn. Ngoài ra, nhóm còn chuẩn bị thêm miếng dán hạ nhiệt để làm dịu thân thể”, anh Minh Trần cho biết. 

Dù thời tiết tương đối khắc nghiệt nhưng du khách Việt cho rằng Lào vẫn là một đất nước đẹp và đáng để khám phá. Theo anh, chi phí du lịch ở Lào khá rẻ, phù hợp với túi tiền của người Việt. Chuyến đi 7 ngày của anh có tổng chi phí khoảng 15 triệu đồng, đã bao gồm tiền vé máy bay, tiền khách sạn và ăn uống.

Anh Minh Trần nhận xét ẩm thực ở Lào khá tương đồng với Việt Nam và Thái Lan, tuy nhiên có vị cay đặc trưng. Những món ăn để lại ấn tượng cho anh trong chuyến đi là cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng và các món gỏi.

Khách Việt du lịch Lào để chữa lành, suýt ngất vì thời tiết 46 độ C - 4

Du khách ngắm cảnh tại Lào (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hành trình du lịch tại Lào của anh Minh Trần khép lại với nhiều dấu ấn đáng nhớ, khi anh được đặt chân đến những điểm tham quan mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của đất nước này. Ngoài ra, ẩm thực và con người cũng là một trong những điểm cộng cho chuyến đi.

Lời khuyên của anh Minh Trần cho du khách đến Lào vào mùa này là trang bị đầy đủ các biện pháp chống nắng để bảo vệ sức khỏe. Trước khi khởi hành, cần tìm hiểu thông tin kỹ càng để lên lịch trình cho chuyến đi của mình. 

Nguồn: Sưu tầm

Bay đến Điện Biên mùa hoa đỏ

Điện Biên có một mùa níu chân du khách với ký ức độc nhất vô nhị về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Hơn cả mùa anh đào tháng 2, mùa hoa ban tháng 3, mùa vàng tháng 9 và mùa dã quỳ đầu đông, Điện Biên Phủ đang dần hình thành chỉ dấu riêng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới với những địa danh gắn liền lịch sử, bên cạnh thiên nhiên tươi đẹp.

Từ khi đường bay TP.HCM – Điện Biên, Hà Nội – Điện Biên được chính thức khai thác (12/2023), câu hỏi đến Điện Biên có gì thường trực với nhiều công ty lữ hành và du khách. Giải đố câu hỏi này, Điện Biên từng bước chinh phục khách thập phương.

Hoa phượng rực đỏ trước đồi A1. Ảnh: Lương Trọng Giáp

Hoa phượng rực đỏ trước đồi A1. Ảnh: Lương Trọng Giáp

Chỉ trong 3 tháng 1/12/2023 – 31/03/2024, Cảng Hàng không Điện Biên đã đón 900 chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM với 69.900 lượt khách. Giữa tháng 4, vé may bay khứ hồi đến Điện Biên từ TP.HCM có giá dao động từ 3,2 – 3,5 triệu đồng, thời điểm xung quanh Ngày hội Du lịch Điện Biên 7/5 giá vé khứ hồi đang xấp xỉ từ 4 triệu đồng. Bay từ Hà Nội đến cũng có mức phí tương tự.

Khảo sát cho thấy, nhu cầu đến Điện Biên đang ngày có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt đến Điện Biên tháng 5/2024 có nhu cầu thực tăng cao vì địa phương đang chuẩn bị cho sự kiện lớn nhất trong năm: Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong chuỗi chương trình Năm Du lịch Quốc gia – “Vinh quang Điện Biên Phủ – Trải nghiệm bất tận”.

Bên trong Bảo tàng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hữu Long

Bên trong Bảo tàng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hữu Long

Đến Điện Biên tháng 5 – thời điểm không có hoa anh đào, không có hoa ban, không có mùa vàng bậc thang, nhưng mảnh đất ấy lại có chỉ dấu đặc biệt – chuỗi di tích gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ – một đỉnh cao chói lọi ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm dân tộc, được ví như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ 20.

Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” sẽ dẫn lối du khách đến thăm Đồi A1, hầm Tướng De Castries, Bảo tàng Điện Biên, Nghĩa trang liệt sĩ… Hành trình tham quan những địa danh ấy giúp du khách hiểu vì sao đó là “nơi phải đến”. Tất cả nằm đều ở trong khu vực trung tâm của lòng chảo Điện Biên Phủ, cánh đồng Mường Thanh giữa thành phố. Nhưng câu chuyện về chiến thắng của tháng 5 ấy còn là chỉ dấu của Điện Biên ở tất cả các mùa trong năm.

“Chiến dịch 56 ngày đêm lịch sử” buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva (7/1954) và công nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương là Việt Nam – Lào – Campuchia. Sự kiện “chấn động địa cầu” và chứng minh “quyền lực địa lý” của mảnh đất này. Hiểu được lịch sử, thấu được vai trò của địa lý là bài học giúp người Việt thêm trân trọng quê hương mình, giúp du khách quốc tế có một cái nhìn toàn diện hơn về Việt Nam.

Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ. Ảnh: Hữu Long

Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ. Ảnh: Hữu Long

Vị trí địa lý với các yếu tố núi non, sông ngòi, khí hậu, nhân khẩu và văn hoá cùng tài nguyên thiên nhiên là thứ định hình chỉ dấu riêng biệt của một vùng đất đã được ký giả người Anh – Tim Marshall đã đề cập đến ở cuốn sách “Quyền lực của địa lý”. Vai trò địa lý thực chất có sức mạnh rất lớn nếu biết khai thác đúng hướng. Việc Điện Biên có phát huy được thế mạnh của một địa phương khai thác du lịch “đi sau”, tận dụng được sự khác biệt về lịch sử và địa lý để tạo ra bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh nhà vẫn là câu hỏi còn ở phía trước.

Mùa măng ở Điện Biên. Ảnh: Hữu Long

Mùa măng ở Điện Biên. Ảnh: Hữu Long

Nhưng, khai thác du lịch Điên Biên hoàn toàn có thể tạo nên kỳ tích ngay cả ở những thời điểm không có mùa hoa đặc trưng nếu biết cách làm. Điện Biên hoàn toàn có thể biến khu lòng chảo, cánh đồng Mường Thanh thành một điểm đến như Kelvedon Hatch – hầm chứa hạt nhân bí mật của không quân Anh; Bức tường Berlin ở Đức hay Địa đạo Củ Chi tại TP.HCM.

Tất nhiên, ngoài những di tích gắn với cột mốc lịch sử quan trọng ấy, Điện Biên Phủ ngày nay còn hấp dẫn khách lữ hành về một nơi chốn thanh bình với những người dân hồn hậu, hiếu khách – như chưa hề có cuộc chiến nào đi qua.

Đến Điện Biên mùa này, du khách có thể ghé thăm những địa danh lịch sử dưới đây:

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Bức trang panaroma lớn nhất thế giới. Ảnh: Hữu Long

Bức trang panaroma lớn nhất thế giới. Ảnh: Hữu Long

Bảo tàng trưng bày với 274 hiện vật và 122 bức tranh tái hiện các trận đánh quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cạnh đó, du khách được chiêm ngưỡng bức tranh panorama lớn nhất thế giới “Trận chiến Điện Biên Phủ”. Nếu đến bảo tàng đầu tiên trong chuyến đi, du khách sẽ có được hình dung toàn cảnh về những địa điểm lịch sử tại Điên Biên.

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

Quần thể tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ - Tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Hữu Long

Quần thể tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ – Tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Hữu Long

Cụm Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn.

Đồi A1

Đồi A1 - điểm lưu dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ. Ảnh: Hữu Long

Đồi A1 – điểm lưu dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ. Ảnh: Hữu Long

Đồi A1 được coi là “cuống họng” bảo vệ phân khu trung tâm, trực tiếp bảo vệ căn hầm của tướng De Catries. Trên đồi A1 hiện còn nguyên dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ. Thăm đồi A1 du khách được trải nghiệm một số hoạt động thực tế như: nấu cơm chiến sĩ, đẩy xe đạp thồ và nghe các câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đồi A1

Đây là nơi an nghỉ của 644 cán bộ, chiến sĩ quân đội đã hy sinh anh dũng bảo vệ tổ quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hầm De Castries

Được mệnh danh là căn hầm kiên cố nhất Đông Dương một thời, hầm chỉ huy của tướng De Castries được Pháp xây dựng kỳ công nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh. Hiện cấu trúc và cách sắp xếp của căn hầm vẫn được giữ nguyên.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Nằm ở Mường Phăng tại độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ, dưới chân núi Pú Đồn, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40km. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị lịch sử như: lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban thông tin liên lạc Hoàng Đạo Thúy…

Nguồn: Sưu tầm