MUA BÁN RAO VẶT

Wednesday, November 20, 2024

Sau bão lũ, Cao Bằng vẫn đẹp mơ màng

Có cảnh đẹp đa dạng với núi non trùng điệp, thác nước tuyệt đẹp và các hang động kỳ bí…, Cao Bằng thu hút nhiều du khách tìm về thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ của miền biên viễn.

Ấn tượng với biểu tượng của Cao Bằng

Nằm ở vùng Đông Bắc, Cao Bằng là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. Cảnh núi non trùng điệp, thác nước tuyệt đẹp và các hang động kỳ bí… đã làm cho Cao Bằng thu hút đông đảo du khách tìm đến khám phá, nghỉ ngơi.

Cùng với cảnh đẹp, thiên nhiên trong lành, ẩm thực phong phú, Cao Bằng còn lưu giữ dấu ấn lịch sử qua khu di tích Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và làm việc. Đây cũng là dịp để du khách tìm hiểu thêm về lịch sử cách mạng nước nhà.

Thưởng ngoạn cảnh đẹp Cao Bằng.

Thưởng ngoạn cảnh đẹp Cao Bằng.

Sinh sống và làm việc tại TP HCM, nam du khách Nguyễn Minh Khoa vào dịp gần cuối năm, thường chọn miền Bắc làm điểm đến du lịch và Cao Bằng là điểm đến năm nay của anh chàng 9X này. Miền đất này có thác nước tuyệt đẹp và có các hình ảnh như núi Mắt Thần đã xuất hiện trên những bộ phim nổi tiếng nên cậu muốn được tận mắt chứng kiến.

Chuyến đi Cao Bằng 3 ngày 2 đêm mới đây đã mang đến cho anh chàng cảm giác bình yên và thư thái trong không gian thiên nhiên hùng vĩ. Thiên nhiên tuyệt đẹp với thác Bản Giốc hùng vĩ, dòng suối Lê Nin trong xanh và những cánh đồng lúa vàng tạo nên bức tranh yên bình.

Không chỉ thế, người dân còn thân thiện, hiếu khách, luôn sẵn sàng chia sẻ về cuộc sống thường nhật và văn hóa bản địa. Ẩm thực độc đáo với vịt quay 7 vị, phở chua, xôi trám… đem đến những trải nghiệm khó quên cho du khách.

“Cao Bằng đã giúp mình tạm gác mọi lo âu, hòa mình vào vẻ đẹp và sự giản dị của thiên nhiên Việt Nam”, Minh Khoa bày tỏ.

Thác Bản Giốc đẹp tựa như bức tranh thủy mặc.

Thác Bản Giốc đẹp tựa như bức tranh thủy mặc.

Điểm đến gây được ấn tượng mạnh mẽ với du khách này trong chuyến đi Cao Bằng chính là thác Bản Giốc. Đây là một trong những thác nước đẹp và hùng vĩ nhất Việt Nam, nằm ngay giữa biên giới Việt – Trung, mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và tráng lệ.

Lý do anh chàng này ấn tượng với biểu tượng của Cao Bằng không chỉ bởi quy mô rộng lớn và dòng nước đổ xuống như dải lụa trắng, mà còn nằm ở không gian yên bình bao quanh thác. Dòng nước trong vắt, mát lạnh đổ xuống từng tầng, phát ra âm thanh dội vang giữa núi rừng, tạo nên cảnh tượng vừa mạnh mẽ vừa thơ mộng.

“Thêm vào đó, những cánh đồng xanh ngát bên dưới thác cùng với dãy núi đá vôi trùng điệp phía sau càng làm nổi bật vẻ đẹp hoang dã và yên bình của thiên nhiên nơi đây. Đứng trước thác Bản Giốc, mình có cảm giác nhỏ bé trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên và cảm thấy như được hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp này”, Minh Khoa cảm nhận.

Vẻ đẹp hùng vĩ giữa núi rừng biên cương.

Vẻ đẹp hùng vĩ giữa núi rừng biên cương.

Ngoài cảm giác ấn tượng với thác Bản Giốc, nam du khách này còn có trải nghiệm đáng nhớ nhất khi leo lên cao để ngắm toàn cảnh đèo Khâu Cốc Chà. Khi tới đỉnh đúng vào lúc giữa trưa nên bạn của Khoa hơi mệt dẫn đến tâm trạng khá lo lắng cho các bạn. Do đó, anh chàng khuyên mọi người luôn chuẩn bị vài viên kẹo trong túi.

Theo Minh Khoa, tùy thuộc vào mục đích chuyến đi, bạn có thể lựa chọn khung thời gian phù hợp, vì Cao Bằng mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân hoa đào, hoa mơ nở rộ, các lễ hội truyền thống nhộp nhịp, mùa hè mát mẻ, mùa lúa xanh và chín vàng…

“Với các bạn ở TP HCM nếu du lịch Cao Bằng nên đi 5 ngày 4 đêm, ngày đầu ở Hà Nội, 3 ngày tiếp đi Cao Bằng và ngày cuối làm chuyến food tour Hải Phòng”, Minh Khoa chia sẻ.

Khám phá nhiều điểm đến ở Cao Bằng

Đèo Khau Cốc Chà là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá vẻ đẹp miền biên viễn Cao Bằng của các du khách này. Trải qua quãng đường khoảng 85km với gần 3 tiếng chạy xe, qua nhiều khúc quanh co lên xuống dốc, khá khó chạy, các bạn được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp. Mất khoảng 15 phút, các bạn đã leo lên vị trí cao hơn để thấy toàn bộ cảnh đẹp của đèo.

Di chuyển qua Mế Farmstay ăn trưa và nghỉ ngơi, các du khách đến với suối Lê Nin, hang Cốc Bó, rồi về lại TP Cao Bằng.

Con đường uốn lượn giữa núi rừng Đông Bắc hùng vĩ.

Con đường uốn lượn giữa núi rừng Đông Bắc hùng vĩ.

Hôm sau thức dậy sớm, Khoa cùng bạn đồng hành đến đèo Mã Phục. Với hơn 20km, mất khoảng 30 phút chạy xe, cung đường này dễ đi hơn ngày đầu rất nhiều. Trên đường đi, các bạn ghé chợ Trùng Khánh để mua thêm đồ ăn trưa, ăn vặt buổi tối.

Mọi người chạy thêm 65km để đến làng đá cổ Khuổi Ky – những ngôi nhà được xây bằng những chất liệu đá đặc biệt. Di chuyển thêm 5 phút, các bạn đến động Ngườm Ngao – nơi có những cột thạch nhũ như đang kể lại câu chuyện hàng triệu năm của thiên nhiên, cảm giác như lạc vào thế giới kỳ bí.

Di chuyển thêm 10 phút, du khách đặt chân đến điểm chính của ngày hai và cũng là biểu tượng của Cao Bằng – thác Bản Giốc. Nhìn thấy toàn cảnh của thác nước lớn nhất Việt Nam này, du khách cảm nhận được khung cảnh kỳ vĩ của thiên nhiên. Ở đây còn có các dịch vụ như cho thuê nón lá cổ trang, cưỡi ngựa, ngồi bè ra giữa dòng nước…

Sau khi tham quan xong, các bạn nghỉ ngơi, ăn nhẹ đồ ăn mua tại chợ Trùng Khánh, rồi di chuyển qua đồi cỏ Ba Quáng.

Mất khoảng gần 1 tiếng 30 phút chạy xe, các bạn gửi xe phía dưới chân đồi, rồi leo lên đồi. Với khoảng 20 phút leo đồi, những gì bạn thấy khi lên tới đỉnh đồi hoàn toàn xứng đáng đáng giá.

“Lúc từ chân núi Ba Quáng để leo lên Ba Quáng Panorama, mình cứ tự nhủ sắp tới rồi, sắp tới rồi. Lúc lên tới nơi, khung cảnh quá tuyệt vời với đồi cỏ xanh ngát, gió mát, toàn cảnh đồi núi xanh rì, mang đến cảm giác tuyệt vời”, Minh Khoa cho hay.

Ngày cuối ở Cao Bằng, các du khách dậy sớm để thử vận may xem có săn mây được không và may mắn khi săn được một chút mây. Không khí buổi sáng trong lành, Khoa đi dạo một vòng, rồi về home ăn sáng với bát mì view “triệu đô”. Sau đó thay đồ và chill cùng không khí buổi sáng ở Ba Quáng.

Núi Mắt Thần - tuyệt tác thiên nhiên với khung cảnh kỳ vĩ và độc đáo.

Núi Mắt Thần – tuyệt tác thiên nhiên với khung cảnh kỳ vĩ và độc đáo.

Khoa tiếp tục đến tham quan núi Mắt Thần. Với quãng đường khoảng 60km và chạy khoảng 1h20 phút, đường đến địa điểm nổi tiếng này dễ chạy, thoải mái. Trên cung đường này, nếu đi vào mùa lúa sẽ ngắm được khá nhiều khúc có lúa, ruộng bậc thang rất đẹp.

“Đợt chúng mình ghé núi Mắt Thần tầm buổi trưa và sau lũ nên không xem được bãi cỏ. Ở đây có thêm dịch vụ chè thuyền qua một khu khác để có bãi cỏ, cái này mình nghe người ta giới thiệu như thế nhưng chúng mình không tham gia”, Minh Khoa nói.

Gần núi Mắt Thần còn có hồ Thang Hen, mọi người có thể chạy sang đó để tham quan thêm, còn Khoa chọn phương án sớm về với TP Cao Bằng.

Bức tranh thiên nhiên trải dài dưới tiết trời dịu mát.

Bức tranh thiên nhiên trải dài dưới tiết trời dịu mát.

Trở về sau chuyến đi Cao Bằng, anh chàng này lao đầu vào công việc, cứ tưởng rằng sẽ không còn cảm giác để nhớ lại những trải nghiệm tuyệt vời này, nhưng cảm giác được hòa mình với thiên nhiên núi rừng vẫn cứ âm ỉ trong lòng.

“Một vùng đất nằm ở địa đầu Tổ quốc. Một vùng đất núi non hùng vĩ hòa quyện với những thác nước tuyệt đẹp. Một vùng đất thiên nhiên hoang sơ và những di sản lịch sử đáng tự hào. Cao Bằng là sự lựa chọn không thể bỏ qua cho những kẻ mộng mơ yêu thiên nhiên”, Minh Khoa chia sẻ thêm.

Dạo bước bên đồi cỏ.

Dạo bước bên đồi cỏ.

Khoảng thời gian nghỉ ngơi thú vị.

Khoảng thời gian nghỉ ngơi thú vị.

Chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt đẹp hiện ra trước mắt du khách.

Chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt đẹp hiện ra trước mắt du khách.

Không khí trong lành.

Không khí trong lành.

Động Ngườm Ngao mê hoặc với cảnh quan tự nhiên độc đáo.

Động Ngườm Ngao mê hoặc với cảnh quan tự nhiên độc đáo.

Khám phá vẻ đẹp trong lành ở miền biên viễn.

Khám phá vẻ đẹp trong lành ở miền biên viễn.

Cảnh vật nên thơ.

Cảnh vật nên thơ.

Du khách dừng chân bên khu di tích lịch sử Pác Bó.

Du khách dừng chân bên khu di tích lịch sử Pác Bó.

Phút giây an nhiên.

Phút giây an nhiên.

Cảnh đẹp đắm say lòng người.

Cảnh đẹp đắm say lòng người.

Những thửa ruộng rực rỡ sắc màu ở miền biên cương.

Những thửa ruộng rực rỡ sắc màu ở miền biên cương.

Cao Bằng mãi đọng lại trong trí nhớ của du khách.

Cao Bằng mãi đọng lại trong trí nhớ của du khách.

Nguồn: Sưu tầm

Nhịp sống cửa ô ở Hà Nội sau 200 năm

Nằm trên một trong những con phố ngắn nhất Hà Nội, Ô Quan Chưởng vẫn vẹn nguyên kể từ thế kỷ 18. Bước qua cửa ô là nhịp sống buôn bán tấp nập của người phố cổ.

Ô Quan Chưởng ngày nay gần như vẫn vẹn nguyên so với hơn 200 năm trước.

Ô Quan Chưởng ngày nay gần như vẫn vẹn nguyên so với hơn 200 năm trước.

Kinh thành Thăng Long xưa có 5 cửa ô, gồm: Ô Đống Mác, Ô Cầu Giền, Ô Cầu Giấy, Ô Quan Chưởng, Ô Chợ Dừa. Trải qua hơn 200 năm, giờ đây chỉ còn sót lại Ô Quan Chưởng nằm ở con phố cùng tên, là lối rẽ từ ga Long Biên xuống phố Trần Nhật Duật hoặc chiều ngược lại là từ phố Hàng Chiếu đi ra.

Dưới triều đại nhà Lê, vào năm 1749, Ô Quan Chưởng được xây dựng. Mấy chục năm sau, vào thời vua Gia Long, năm 1804, cửa ô được xây dựng lại và có hình dáng như hiện nay.

Ô Quan Chưởng nhìn từ phía phố Hàng Chiếu đi ra.

Ô Quan Chưởng nhìn từ phía phố Hàng Chiếu đi ra.

Đầu phố là cây cổ thụ rợp bóng mát.

Đầu phố là cây cổ thụ rợp bóng mát.

Thời Pháp, các cửa ô của kinh thành Thăng Long hầu như đã bị phá bỏ, chỉ có Ô Quan Chưởng là vẹn nguyên do người dân kiên quyết đấu tranh đòi giữ lại. 

Ô Quan Chưởng được theo phong cách kiến trúc phong kiến nhà Nguyễn, kiểu vọng lâu 2 tầng. Tầng 1 có 3 cửa dạng vòm cuốn. Cửa chính giữa cao và rộng 3m, 2 bên là cửa phụ cao 2,5m và rộng 1,65m. Bên ngoài 2 cổng phụ có bậc thang dẫn lên vọng lâu tầng 2. Tầng 2 là vọng lâu 4 mái, nơi vọng gác của quân lính trước kia. Trong vọng lâu có một ban thờ nhỏ, nơi thời viên Chưởng cơ và các binh lính đã hy sinh khi bảo vệ thành Hà Nội năm 1873. 

Bức tường phía bên trái, ở lối dành cho người đi bộ hoặc xe máy vẫn còn tấm bia đá có tên “Lệnh cấm trừ tề” do Tổng đốc Hoàng Diệu đặt vào năm 1881. Tấm bia này ghi rõ lệnh cấm lĩnh canh gác không được hạch sách người dân khi đi qua cửa ô.

Bức tường phía bên trái, ở lối dành cho người đi bộ hoặc xe máy vẫn còn tấm bia đá có tên “Lệnh cấm trừ tề” do Tổng đốc Hoàng Diệu đặt vào năm 1881. Tấm bia này ghi rõ lệnh cấm lĩnh canh gác không được hạch sách người dân khi đi qua cửa ô.

Trải qua hơn 2 thế kỷ, hai cánh cửa với gỗ vẫn còn vẹn nguyên.

Trải qua hơn 2 thế kỷ, hai cánh cửa với gỗ vẫn còn vẹn nguyên.

Cánh cửa mở ra để đi lên gác hai nay đã khoá lại.

Cánh cửa mở ra để đi lên gác hai nay đã khoá lại.

Phố Ô Quan Chưởng khá ngắn, chưa tới 100m với nhịp sống bình lặng. Các hàng quán chủ yếu kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có duy nhất một tiệm phở khá rộng.

Các cửa tiệm ở đây khá đơn giản và chỉ lác đác khách.

Các cửa tiệm ở đây khá đơn giản và chỉ lác đác khách.

Chỉ duy nhất cửa tiệm này trang trí bắt mắt.

Chỉ duy nhất cửa tiệm này trang trí bắt mắt.

Thế nhưng, mang trên mình dấu tích của thời gian, Ô Quan Chưởng là điểm đến của nhiều người thích chụp ảnh và tìm hiểu lịch sử. Tại đây, luôn có du khách đi ngang qua, dừng lại, ngắm nghía, chụp ảnh và quay phim. Thỉnh thoảng, nhóm các bạn trẻ cũng xúng xính áo dài đến chụp ảnh.

Giới trẻ đến chụp ảnh tại Ô Quan Chưởng.

Giới trẻ đến chụp ảnh tại Ô Quan Chưởng.

Bất kỳ du khách nước ngoài nào đi ngang qua đây cũng dừng lại.

Bất kỳ du khách nước ngoài nào đi ngang qua đây cũng dừng lại.

Thậm chí du khách không quen nhau nhưng trong lúc chờ đợi để chụp hình thì cũng thành quen.

Thậm chí du khách không quen nhau nhưng trong lúc chờ đợi để chụp hình thì cũng thành quen.

Nếu như phía ngoài Ô Quan Chưởng khung cảnh mua bán chậm rãi, hơi tĩnh, thì chỉ cần bước qua cửa ô này, du khách sẽ hoà vào nhịp sống sôi động, tấp nập vốn cỏ của phố cổ Hà Nội.

Nằm ở vị trí đắc địa, là lối ra vào của các khu chợ bán buôn và hệ thống xe cộ trung chuyển đi các tỉnh phía Bắc, Ô Quan Chưởng luôn tấp nập người qua lại. Đứng ở ngay cửa ô nhìn sang, du khách sẽ thấy xe cộ chạy như mắc cửi ở phố Hàng Chiếu, các quán ăn đông đúc người, và những tiểu thương bận rộn sắp xếp – vận chuyển hàng hoá.

Bước qua cửa ô, vào trong phố Hàng Chiếu là một nhịp sống sôi động và tấp nập.

Bước qua cửa ô, vào trong phố Hàng Chiếu là một nhịp sống sôi động và tấp nập.

Bởi phố Hàng Chiếu kinh doanh bao bì, đồ mây tre cói… Những ngày cuối năm, nơi đây càng đông đúc người mua bán. Hết phố Hàng Chiếu sẽ là phố Hàng Mã, chuyên kinh doanh đồ trang trí theo mùa, bên phải là chợ Đồng Xuân, bên trái là phố Hàng Bông – Hàng Đào chuyên đổ sỉ quần áo…

Bởi phố Hàng Chiếu kinh doanh bao bì, đồ mây tre cói… Những ngày cuối năm, nơi đây càng đông đúc người mua bán. Hết phố Hàng Chiếu sẽ là phố Hàng Mã, chuyên kinh doanh đồ trang trí theo mùa, bên phải là chợ Đồng Xuân, bên trái là phố Hàng Bông – Hàng Đào chuyên đổ sỉ quần áo…

Cho nên, khung cảnh thường thấy ở cửa ô là những chiếc xe chất đầy hàng hoá.

Cho nên, khung cảnh thường thấy ở cửa ô là những chiếc xe chất đầy hàng hoá.

Cửa ô chứng kiến dòng chảy của cuộc mưu sinh qua bao thế hệ.

Cửa ô chứng kiến dòng chảy của cuộc mưu sinh qua bao thế hệ.

Dù đã rêu phong nhưng vẫn cổ kính, uy nghiêm.

Dù đã rêu phong nhưng vẫn cổ kính, uy nghiêm.

Nguồn: Sưu tầm

Cát Bà dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh

Cát Bà dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên vịnh - Ảnh 1.

Chèo thuyền kayak trên vịnh là hoạt động được du khách quốc tế yêu thích – Ảnh: NAM TRẦN

Theo thông báo của UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng), từ ngày 15-11-2024, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải dừng tổ chức hoạt động dịch vụ chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà cho đến khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Lý do dừng hoạt động này, UBND huyện Cát Hải cho biết trong thời gian qua, hoạt động chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà mang tính tự phát, chưa đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho khách du lịch và an ninh trật tự trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Cùng với đó, UBND huyện Cát Hải đề nghị Vườn quốc gia Cát Bà hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng sớm thẩm định, trình UBND TP Hải Phòng phê duyệt đề án du lịch, sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí đối với phần mặt nước tại ba vùng: Cửa Cái – Minh Tự, Vạn Tà, Ba Đình.

Đón nhận thông tin này, các doanh nghiệp du lịch lao đao bởi thời điểm hiện tại đang là mùa cao điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, chèo thuyền kayak là một hoạt động được dòng khách này yêu thích khi đến vịnh Lan Hạ.

Theo ông Phạm Hà – CEO Lux Group, khi nhận thông báo của UBND huyện Cát Hải, doanh nghiệp ngay lập tức thông báo đến du khách. Tuy nhiên đối với khách quốc tế, họ đã đặt tour trước cả tháng cho đến vài tháng.

Việc thông báo dừng hoạt động chèo thuyền kayak đột ngột khiến du khách thất vọng. Chèo thuyền kayak là một hoạt động điểm nhấn để hút khách, đặc biệt đối với khách sử dụng dịch vụ tàu ngủ đêm trên vịnh.

“Thông báo dừng hoạt động chèo thuyền kayak đột ngột cũng ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của điểm đến trong mắt du khách quốc tế”, ông Hà chia sẻ.

Đại diện một đơn vị lữ hành tại Hà Nội bộc bạch: “Đối với những khách khó tính họ sẽ cho rằng mình đang treo đầu dê bán thịt chó. Bản thân sản phẩm du thuyền khá tẻ nhạt vì phần lớn thời gian du khách ở trên du thuyền, cần có các hoạt động bổ trợ.

Việc dừng hoạt động chèo thuyền kayak trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà khiến điểm đến này kém hấp dẫn hơn, có thể dẫn để việc dịch chuyển sự quan tâm của khách quốc tế sang điểm đến khác”.

Nguồn: Sưu tầm

Tuesday, November 19, 2024

Biển, rừng Phú Quốc đẹp lộng lẫy từ những góc nhìn trên cao

Biển, rừng Phú Quốc đẹp lộng lẫy từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 1.

Dải núi dài xanh mướt ở Phú Quốc hòa quyện với biển cả mênh mông trông giống như bức tranh tuyệt đẹp – Ảnh: CHÍ CÔNG

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, Phú Quốc hiện là thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước. Thành phố đảo xinh đẹp hiện rất năng động với nhiều sản phẩm dịch vụ, du lịch đẳng cấp hấp dẫn du khách. Đầu năm 2024 đến nay, đảo này đã thu hút khoảng 6 triệu lượt du khách, trong đó gần 1 triệu lượt khách quốc tế.

Điều tạo nên sức hấp dẫn này, Phú Quốc sở hữu cho mình cảnh sắc biển rừng tự nhiên phong phú, đa dạng và rất đẹp như: bãi Trường (xã Dương Tơ), bãi Khem (phường An Thới), bãi Dài (xã Gành Dầu) và các con sông Dương Đông, Cửa Cạn, Rạch Tràm… uốn lượn đổ thẳng ra biển.

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 2.

Con đường phường Dương Đông đi xã Bãi Thơm ở Phú Quốc qua cánh rừng xanh rất đẹp – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 3.

Một góc bãi Trường (xã Dương Tơ) – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp lộng lẫy từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 4.

Phường Dương Đông (TP Phú Quốc) sầm uất nhà cửa, dân cư – Ảnh: CHÍ CÔNG

Nhiều ngọn núi cao ngút ngàn chạy dài xanh mướt hòa quyện cảnh biển mênh mông ôm trọn vào lòng. Nhịp sống làng chài của người dân địa phương rất đặc sắc và giữ được nét lao động rất riêng khi ra khơi đánh bắt cá.

UBND TP Phú Quốc cho biết theo đồ án quy hoạch đến năm 2040, Phú Quốc sẽ là đô thị biển đảo đặc sắc, có trung tâm thương mại dịch vụ, chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Phú Quốc là đầu mối giao thông vận tải nội vùng, cảng biển và cảng hàng không quốc tế; dự báo dân số toàn đô thị khoảng 680.000 người vào năm 2040. Địa phương đặc biệt được chia thành 13 khu vực phát triển kinh tế nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích chung cho người dân, phát triển kinh tế – xã hội.

Một số ảnh biển, rừng Phú Quốc nhìn từ trên cao:

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 5.

Người dân Phú Quốc ngày nào cũng chạy tàu ra khơi đánh bắt cá – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 6.

Làng chài Rạch Vẹm (xã Gành Dầu, TP Phú Quốc) nhìn từ trên cao – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 7.

Khách du lịch quốc tế nô đùa, chụp ảnh bên cảnh sắc biển rừng tự nhiên ở Phú Quốc – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp lộng lẫy từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 8.

Hệ thống cảng cá, cảng quốc tế sầm uất ở phường An Thới (TP Phú Quốc) tiếp nhận hàng trăm tấn hàng hóa, cá mỗi năm – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 9.

Một góc xóm làm nghề khô cá cơm ở phường An Thới (TP Phú Quốc) – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 10.

Con sông Dương Đông (TP Phú Quốc) uốn lượn từ chân núi chạy dài đổ ra biển – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp lộng lẫy từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 11.

Sông Cửa Cạn (xã Cửa Cạn) đẹp lãng mạn với hàng cây xanh mướt, dân khai thác sản phẩm du lịch chèo thúng, tái hiện nét đẹp lao động sản xuất ở địa phương – Ảnh: CHÍ CÔNG

Biển, rừng Phú Quốc đẹp ‘lộng lẫy’ từ những góc nhìn trên cao - Ảnh 12.

Một góc bãi Khem (ở phường An Thới) mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến tham quan, tắm biển – Ảnh: CHÍ CÔNG

Nguồn: Sưu tầm

Tàu tốc hành “chậm nhất thế giới“

00:00 / 0:00

Chuẩn

Tốc độ đọc

Glacier Express của Thụy Sĩ được biết đến là “tàu tốc hành chậm nhất thế giới” khi di chuyển quãng đường 290 km qua nhiều cảnh đẹp của dãy Alps hết 8 giờ.

Cầm cốc chocolate đen nóng trên tay, nữ du khách Anh Monisha Rajesh bước ra khỏi quán cà phê ở ngôi làng miền núi Zermatt, Thụy Sĩ. Cô đi bộ khoảng hai phút đến ga xe lửa – nơi có đoàn tàu màu trắng đỏ Glacier Express đang đợi trên sân ga.

Đơn vị quản lý Glaicer Express tự mô tả con tàu này là “tàu tốc hành chậm nhất thế giới”, khi di chuyển trên quãng đường 290 km qua dãy Alps trong 8 tiếng, tương đương vận tốc hơn 36 km/h. Đoàn tàu khởi hành từ chân núi Matterhorn, đi qua 291 cây cầu và 91 đường hầm để tới thị trấn St Moritz.

Glaicer Express có cửa sổ kính rộng, kéo dài đến trần nhà để du khách có cái nhìn toàn cảnh về những nơi đi qua. Ảnh: My Switzerland

Glaicer Express có cửa sổ kính rộng, kéo dài đến trần nhà để du khách có cái nhìn toàn cảnh về những nơi đi qua. Ảnh: My Switzerland

Rũ sạch tuyết trên ủng, Monisha nheo mắt nhìn lên đỉnh Matterhorn phủ băng. Ngọn núi nổi bật trên nền trời trong xanh, báo hiệu cơ hội chụp được những bức ảnh đẹp trong hành trình 8 tiếng đến làng St Moritz.

Monisha lên tàu. Toa tàu chật kín, phần lớn là du khách đã nghỉ hưu, những người đi bộ đường dài, nhóm bạn bè, gia đình. Tàu rời nhà ga, quanh co qua khu rừng thông, đồng cỏ. Hoa nhung tuyết nở rộ dọc đường ray. Cánh hoa mỏng manh nhìn như những bông hoa làm từ bạc. Làng Tasch hiện ra trong tầm mắt của nữ du khách Anh với những ngôi nhà nửa gỗ nửa đá nằm rải rác trên cánh đồng, ban công các ngôi nhà phủ đầy hoa.

Do tàu đi chậm, du khách có cơ hội để nhìn ngắm cảnh quan tuyệt đẹp bên ngoài cửa kính: các nhà nguyện cũ, chuồng trại, kho thóc bỏ hoang và người dân đang đi ủng làm việc.

Khung cảnh mùa hè trên dãy Alps.

Khung cảnh mùa hè trên dãy Alps.

Rời thị trấn Brig, đoàn tàu băng qua sông Rhone và đi lên các cung đường uốn lượn của thung lũng thượng Rhone, lướt qua các vách đá. Nhìn xuống phía dưới, các ngôi làng và thành phố trông giống những mảnh lego nằm rải rác.

Khi tàu dừng ở ga dẫn đến khu nghỉ dưỡng Andermatt, một số hành khách xuống tàu với ván và dụng cụ trượt tuyết. Số còn lại tiếp tục hành trình đến điểm cuối.

Sau khi dùng bữa trưa trên tàu, du khách đi qua hẻm Rhine ngoạn mục, được biết đến với biệt danh Grand Canyon của Thụy Sĩ. Đi đến đoạn đường giữa làng Tiefencastel và Filisur, nhiều hành khách trên tàu đều đứng bật dậy và lấy máy ảnh ra chụp. Monisha nhìn xuống phía dưới, trầm trồ trước vẻ đẹp của dòng sông xanh biếc đang đổ xuống những tảng đá xung quanh. Sau đó, mọi người hét lên phấn khích khi tàu lao vào đường hầm.

Mùa đông trên dãy Alps được du khách ví như lạc vào xứ sở thần tiên. Ảnh: My Switzeland

Mùa đông trên dãy Alps được du khách ví như lạc vào xứ sở thần tiên. Ảnh: My Switzeland

Chuyến tàu qua dãy Alps của Thụy Sĩ là một bữa tiệc của các giác quan: khung cảnh bên ngoài cửa sổ mãn nhãn, quầy bar với các đồ uống đa dạng, món khai vị cùng bữa ăn 5 món. Ngoài ra, tàu còn cung cấp hướng dẫn viên cá nhân và trợ giúp đặc biệt để phục vụ hành khách. Glacier Express mang đến một trong những điểm nhấn du lịch độc đáo tại Thụy Sĩ, theo đánh giá của nhiều du khách.

Tàu phục vụ du khách vào mùa đông từ 7/12/2024 đến 2/5/2025 và mùa hè từ 3/5/2025 – 11/10/2025.

Nguồn: Sưu tầm